Trình tự cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây Luật Tân Thịnh Phát xin được chia sẻ quy định về trình tự cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tới quý khách hàng:
♦ Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012; Nghị định số 55/2013/NĐ-CP; Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH
1. Trình tự cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Bước 1:
Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi trực tiếp, đầy đủ 01 bộ Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, đồng thời gửi 01 Hồ sơ trên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế) để tiến hành đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép.
Trong trường hợp Hồ sơ gửi đề nghị thẩm định của doanh nghiệp nộp không đầy đủ các văn bản được quy định trong Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép, thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ đề nghị thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các văn bản còn thiếu.
Bước 2:
Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp, trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định tính xác thực các nội dung của Hồ sơ trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và gửi kết quả của việc thẩm định Hồ sơ cùng 01 bản sao Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép của doanh nghiệp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế).
Bước 3:
Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn của doanh nghiệp và kết quả thẩm định Hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng như các quy định khác có liên quan để tiến hành việc cấp, cấp lại, gia hạn hoặc không cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép theo thời hạn và có văn bản trả lời gửi cho doanh nghiệp, đồng thời gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép về quyết định đó.
2. Thẩm định Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính căn cứ vào các quy định có liên quan để tiến hành việc thẩm định tính xác thực của Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ mà phát hiện doanh nghiệp khai báo sai sự thật hoặc giả mạo các nội dung của Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhận Hồ sơ có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thu hồi Giấy phép đối với trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện hành vi trên.
-
Trong trường hợp cần thiết, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp báo cáo những vấn đề thuộc nội dung Hồ sơ; đề nghị cơ quan liên quan cho ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc nội dung của Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định Hồ sơ.
-
Trên đây là những thông tin về trình tự cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Tân Thịnh Phát – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp nhất.