Dưới đây là quy trình thủ tục, trình tự thực hiện, cách thức thực hiên, thành phần hồ sơ của việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;

 

Thủ tục
Đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Trình tự thực hiện
* Các bước thực hiện đối với cá nhân, tổ chức:
– Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;
– Nhà đầu tư hoặc người được uỷ quyền gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên;
– Nhà đầu tư nhận kết quả.
* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước:
– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh theo quy định, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy biên nhận;
– Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên giải quyết hồ sơ; gửi hồ sơ đến các sở, ngành có liên quan để lấy ý kiến; tổng hợp, trình UBND tỉnh Hưng Yên.
Cách thức thực hiện
* Gửi hồ sơ: trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trong trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên), hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
* Nhận kết quả: trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trong trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên).
Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ, đối với bộ hồ sơ gốc bao gồm:
– Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (bản gốc, Theo Mẫu);
 – Quyết định và Biên bản họp về việc chia/tách/hợp nhất/sáp nhập công ty (bản gốc) của:
+ Chủ sở hữu Công ty (đối với Công ty TNHH một thành viên);
+ Hội đồng thành viên Công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
+ Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần).
          Lưu ý: Quyết định và Biên bản họp phải ghi rõ nội dung được điều chỉnh trong Điều lệ Công ty
– Hợp đồng hợp nhất hoặc Hợp đồng sáp nhập (bản gốc);
 Chứng thực bản sao từ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư;
 Điều lệ của doanh nghiệp bị chia/tách/hợp nhất/sáp nhập và doanh nghiệp nhận hợp nhất/sáp nhập (bản gốc);
– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (bản gốc);
  Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai (bản gốc);
– Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (bản gốc):
+ Của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật;
+ Của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
+ Của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
– Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (bản gốc)
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền (Chứng thực bản sao từ bản chính, đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định);
 Chứng thực bản sao từ bản chính chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác (đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề);
  Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (Chứng thực bản sao từ bản chính);
  Báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu (bản gốc, chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp đã có chức năng thực hiện quyền nhập khẩu mà không thực hiện quyền phân phối hàng hóa);
–  Tài liệu liên quan đến khu đất, khu nhà xưởng thực hiện dự án (chứng thực bản sao từ bản chính: hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản chính hợp đồng thuê nhà xưởng đối với đơn vị đi thuê nhà xưởng);
Lưu ýCác văn bản bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật).
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc.
Thời hạn giải quyết
13 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện
Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên;
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên;
– Cơ quan phối hợp: các sở, ngành có liên quan.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Tờ trình về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ theo quy định.
Căn cứ pháp lý
 
– Luật Đầu tư năm 2005; Luật Doanh nghiệp 2005;
– Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006;
– Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009;
– Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010, Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013;
– Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630