Chứng minh nhân dân dùng hết năm 2024 có đúng không là thông tin được quan tâm bởi hiện nay vẫn có rất nhiều người dùng CMND làm giấy tờ tùy thân và vẫn còn thời hạn nhiều năm sử dụng.
Chứng minh nhân dân dùng hết năm 2024 đúng không?
Thông tin Chứng minh nhân dân dùng hết năm 2024 là có thật, tuy nhiên đây chỉ là một trong những nội dung được đề xuất tại Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 45 Dự thảo Luật quy định chuyển tiếp theo hướng Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Bên cạnh đó, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Điều đó, đồng nghĩa với việc từ 01/01/2025 người đang sử dụng CMND phải đổi sang CCCD gắn chip. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân sửa đổi có hiệu lực thi hành được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Như vậy, việc chứng minh nhân dân chỉ được dùng hết năm 2024 đúng không còn phải chờ Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi được thông qua mới có thông tin chính thức.
Thời hạn sử dụng CMND theo quy định hiện nay
Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm.
Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp 01 CMND và có 01 số CMND riêng.
Công dân thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp khi có sự thay đổi hoặc bị mất CMND.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 thì CMND đã cấp được phép sử dụng đến khi hết thời hạn quy định là15 năm.
Tuy nhiên, theo nội dung đề xuất tại dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi thì thời điểm chứng minh nhân dân chính thức bị khai tử là ngày 01/01/2025. Lúc này những người dùng CMND đều bắt buộc phải chuyển sang dùng CCCD gắn chip.
Căn cước công dân có thời hạn sử dụng bao lâu?
Thời hạn sử dụng căn cước công dân được in trực tiếp trên thẻ (Theo Luật Căn cước công dân 2014) và theo nguyên tắc:
-Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Tại Điều 22 Dự thảo Luật quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân
Theo đó, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi (thay vì quy định trước đây là 3 mốc tuổi 25, 40 và 50 tuổi)
Tuy nhiên, Điều 22 Dự thảo Luật quy địnhthẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi (thay vì 3 mốc trước đó)
Ngoài ra, Điều 25 của Dự thảo cũng đã sửa đổi, bổ sung quy định rõ các trường hợp đổi, cấp lại thẻ CCCD:
– Khi công dân đủ 4 mốc tuổi nêu trên
– Khi thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được;
-Khi công dân có sự thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; thay đổi về ngày, tháng sinh;
– Khi công dân xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của luật;
– Khi thông tin trên thẻ CCCD có sự sai sót.
– Khi số định danh cá nhân bị thu hồi;
– Khi công dân thay đổi nơi thường trú;
– Khi công dân có yêu cầu.
Có thể thấy, Dự thảo Luật đã bổ sung thêm trường hợp phải đổi thẻ CCCD so với hiện hành gồm: khi công dân đủ 14 tuổi; khi thay đổi thông tin ngày, tháng, sinh; khi chuyển đổi giới tính; khi bị thu hồi số định danh; khi thay đổi nơi thường trú.
Điều 20 Dự thảo đã bổ sung thêm trường hợp người được cấp thẻ căn cước công dân
Bên cạnh quy định người được cấp thẻ căn cước công dân là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu.