Mời các bạn cùng Luật Tân Thịnh Phát tìm hiểu điểm khác biệt của Thông tư 200 và Thông tư 133:

Đối tượng áp dụng 

Thông tư Đối tượng áp dụng
Thông tư 133 Chỉ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thông tư 200 Tất cả các loại hình công ty

Như vậy, Thông tư 200 được ban hành có thể áp dụng cho doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng riêng thông tư 133 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ đến vừa.

Chế độ báo cáo tài chính

Hạng mục Thông tư 133 Thông tư 200
Hệ thống BCTC hàng năm của công ty hoạt động liên tục Bắt buộc phải bao gồm các báo cáo:
+ Báo cáo về tình hình tài chính (mẫu B01a – DNN hoặc B01b – DNN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu B02 – DNN)
+ Bản thuyết minh BCTC của doanh nghiệp (mẫu B09 – DNN)
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN)Báo cáo tùy chọn:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN)Riêng với doanh nghiệp siêu nhỏ, các báo cáo tài chính gồm:
+ Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01 – DNSN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN)
+ Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNSN)
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 – DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 – DN)
Hệ thống BCTC năm với công ty hoạt động không liên tục + Bảng cân đối kế toán (mẫu B01/CDHĐ – DNKLT)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02/CDHĐ – DNKLT)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03/CDHĐ – DNKLT)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09/CDHĐ – DNKLT)
Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01 – DNNKLT)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DNN)
+ Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNNKLT)
Báo cáo không bắt buộc:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DNN)
Hệ thống BCTC giữa niên độ + Quy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên. + Không quy định
Địa điểm nộp báo cáo tài chính + DN cấp trên
+ Cơ quan tài chính
+ Cơ quan quản lý thuế
+ Cơ quan thống kế
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh
+ Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)
– Không được gửi báo cáo đến :
+ DN cấp trên
+ Cơ quan tài chính – Chỉ được gửi đến các nơi sau:
+ Cơ quan quản lý thuế+ Cơ quan thống kế
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh
+ Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu)

Ở chế độ báo cáo tài chính, điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và Thông tư 133 là quy định về hệ thống Báo Cáo Tài Chính năm đối với loại hình doanh nghiệp hoạt động liên tục và doanh nghiệp hoạt động không liên tục. Thông qua đó các đơn vị áp dụng quy định rõ ràng và phù hợp với từng đối tượng.

Điểm giống nhau giữa thông tư 200 và 133 

  • Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Thông tư 200 và thông tư 133 là hai thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể áp dụng Thông tư 200 và 133 khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán.

  • Nguyên tắc áp dụng

Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng thông tư 200 hay thông tư 133 để phù hợp với doanh nghiệp của mình, nhưng nhất định cần có sự áp dụng nhất quán trong năm tài chính và có báo cáo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp biết; tránh tình trạng mục này áp dụng thông tư 200, mục khác lại áp dụng thông tư 133.

  • Chứng từ và sổ kế toán

Đối với cả 2 loại thông tư: Thông tư 200 và thông tư 133, doanh nghiệp đều được tự chủ động thiết kế mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán dựa trên những yêu của Luật kế toán và cần đảm bảo sự minh bạch, chính xác và đồng bộ.

Quỳnh Trân

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630