1. Phân biệt Kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Khi trích kinh phí này thì 1/2 sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và 1/2 để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
Đoàn phí công đoàn là lệ phí công đoàn được thu dưới hình thức đơn vị sử dụng lao động trừ trực tiếp vào tiền lương của công nhân, sau đó trả cho công đoàn. (đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng, không phải là đoàn viên thì không phải đóng đoàn phí công đoàn)
2. Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ vào Nghị định 191/2013/NĐ-CP; Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Hướng dẫn 2212/HD-TLĐ có quy định đối tượng, mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng: Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp không thành lập tổ chức công đoàn.
Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2023 vẫn được giữ nguyên là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Kinh phí công đoàn được nộp vào tài khoản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1 Phương thức đóng kinh phí công đoàn
- Đóng theo tháng, mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
- Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đóng theo tháng hoặc theo quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
- Đóng tại tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.
2.2 Mức phân bổ tổng số thu kinh phí công đoàn
- 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;
- 31% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên;
- Mức phạt khi không nộp:Phạt tiền từ 12% – dưới 15% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu.
3.Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các mục đích sau:
– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
– Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.
– Quản lý và phát triển công đoàn.