Luật Đất đai sửa đổi và những thông tin mới nhất?
Tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 08/01/2024 Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung vào ba vấn đề lớn trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp bất thường khai mạc ngày 15/01 sắp tới
Trong đó có 03 vấn đề quan trọng trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần đặc biệt quan tâm là:
[1] Thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở thương mại, dịch vụ
[2] Phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm lựa chọn phương pháp định giá đất
[3] Dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đây là một dự án luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến mọi mặt trong xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.
Luật Đất đai sửa đổi đã được lấy ý kiến của nhân dân với trên 12 triệu lượt ý kiến tham gia và đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức 05 lần
Kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được chia thành 02 đợt:
– Đợt 1: Từ ngày 15/01/2024 đến sáng 17/01/2024
– Đợt 2: Chiều ngày 19/1/2024 để thông qua các luật, nghị quyết và bế mạc kỳ họp.
Do đó, nếu trường hợp thống nhất được các ý kiến về Luật Đất đai sửa đổi thì dự án luật này sẽ được thông qua vào tuần tới
Cơ quan nào có thẩm quyền thông qua Luật Đất đai sửa đổi?
Theo Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như sau:
Điều 70.Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
Theo Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về làm luật và sửa đổi luật như sau:
Làm luật và sửa đổi luật
1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Có thể thấy, Quốc hội có nhiệm vụ thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thông qua Luật Đất đai sửa đổi là Quốc hội
Các phương pháp định giá đất trong Luật Đất đai sửa đổi đang được cho ý kiến gồm những gì?
Theo Điều 158 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định về phương pháp định giá đất như sau:
Có 04 phương pháp đinh giá đất gồm:
– Phương pháp so sánh là phương pháp xác định giá đất trên cơ sở phân tích, so sánh, điều chỉnh mức giá của các thửa đất so sánh (sau khi đã loại trừ giá trị tài sản gắn liền với đất nếu có) để xác định giá trị của thửa đất cần định giá.
– Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất dựa trên quy đổi dòng thu nhập ròng hàng năm trong tương lai về hiện tại thông qua tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.
– Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất dựa trên quy đổi dòng thu nhập ròng hàng năm trong tương lai về hiện tại thông qua tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.
– Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất dựa trên quy đổi dòng thu nhập ròng hàng năm trong tương lai về hiện tại thông qua tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.
Nguồn Thư Viện Pháp Luật