NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CỦA LUẬT BHXH NĂM 2024

1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

1.1 Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

-Chủ hộ kinh doanh
-Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
-Thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã không hưởng tiền lương;
-NLĐ làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất;
-Trường hợp NLĐ và người SDLĐ thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
-Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
-Dân quân thường trực.

1.2 Quy định trường hợp không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

-Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
-Lao động là người giúp việc gia đình;
-Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này

1.3 Thêm trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

-Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật này đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng BHXH bắt buộc trong thời gian này.

2.Quy định quản thu, đóng BHXH (làm nội hàm việc xử hành vi chậm đóng hành vi trốn đóng).

2.1 Quy định quản thu, đóng BHXH (làm nội hàm việc xử hành vi chậm đóng hành vi trốn đóng).

-Doanh nghiệp được xác định là chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi thuộc một trong các trường hợp sau:
-Thứ nhất: Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN đã đăng ký kể từ sau ngày đóng BHXH chậm nhất theo quy định của luật (ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng; ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng với phương thức đóng 3 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần) hoặc kể từ sau ngày đóng BHTN chậm nhất theo quy định của pháp luật về BHTN.
-Thứ hai: Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của luật về đăng ký tham gia BHXH và cấp sổ BHXH.
-Thứ ba: Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHTN trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN.

2.2 Quy định quản thu, đóng BHXH (làm nội hàm việc xử hành vi chậm đóng hành vi trốn đóng).

-Doanh nghiệp được xác định là chậm đóng BHXH, BHTN khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Biện pháp xử :
-Buộc doanh nghiệp phải đóng số tiền chậm đóng và phải nộp thêm một khoản tiền là 0,03%/ngày số tiền chậm đóng;
-Xử phạt vi phạm hành chính;
-Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

2.3 Quy định quản thu, đóng BHXH (làm nội hàm việc xử hành vi chậm đóng hành vi trốn đóng).

-Trốn đóng BHXH, BHTN là hành vi của doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHXH, BHTN cho người lao động:
-Thứ nhất: Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn đăng ký tham gia BHXH và cấp sổ BHXH (30 ngày) mà người sử dụng lao động không đăng hoặc đăng không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc.
-Thứ hai: Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
-Thứ ba: Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp hơn quy định tại Luật BHXH.

2.4 Quy định quản thu, đóng BHXH (làm nội hàm việc xử hành vi chậm đóng hành vi trốn đóng).

-Trốn đóng BHXH, BHTN (tt):
-Thứ : Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHTN thấp hơn quy định của pháp luật về BHTN
-Thứ năm: Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký BHXH bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng BHXH bắt buộc chậm nhất quy định và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định.
-Thư sáu: Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký BHTN sau 60 ngày kể từ ngày đóng BHTN chậm nhất theo quy định của pháp luật về BHTN và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định.

2.5 Quy định quản thu, đóng BHXH (làm nội hàm việc xử hành vi chậm đóng hành vi trốn đóng).

-Trốn đóng BHXH, BHTN (tt):
Biện pháp xử :
-Doanh nghiệp trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN bị buộc phải đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, BHTN trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ BHXH, quỹ BHTN.
-Doanh nghiệp trốn đóng BHXH còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
-Không được xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
-Ngoài ra còn có các trường hợp khác bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN theo quy định của Chính phủ.

2.6 Quy định quản thu, đóng BHXH

-Về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng BHXH bắt buộc của người lao động:
+Bổ sung “trường hợp trong tháng đầu làm việc hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó”.

3. Quy định cụ thể về mức tham chiếuthay chomức lương sở

-Mức tham chiếu là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH trong Luật này do Chính phủ quyết định.
Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

4. Chế độ trợ cấp hưu trí xã hội

– Đối tượng:
-Công dân Việt nam từ đủ 75 tuổi trở lên hoặc từ đủ 70 tuổi đến đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo BHXH hằng tháng.
-Chế độ hưởng:
– Hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng, mức hưởng do Chính phủ quy định. Định kỳ 3 năm điều chỉnh 01 lần.
– Được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
– Người lo mai táng được hỗ trợ mai táng phí khi chết.

5. Chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Đối tượng:
-Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm để hưởng lương hưu và cũng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu không hưởng BHXH một lần, không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
-Chế độ hưởng:
– Hưởng trợ cấp: thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng BHXH của NLĐ. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.
– Được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
– Khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa nhận và được hưởng trợ cấp mai táng nếu đủ điều kiện.

6. Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH
6.1 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Sửa đổi, bổ sung về chế độ hưu trtrí:
-Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm giảm còn 15 năm (không áp dụng với người hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động).
-Trường hợp lao động Nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
-Tăng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng BHXH, thì mức trợ cấp bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật cho đến thời điểm nghỉ hưu.

6.2 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Bổ sung trường hợp hưởng chế độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
  +Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
  +Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
-Bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ ốm đau nửa ngày
Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày:
+ trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày;
+ từ nửa ngày trở lên được tính là một ngày.

6.3 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Bỏ quy định hưởng đến 180 ngày đối với người mắc bệnh dài ngày.
  +Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của NLĐ đều được xác định thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
NLĐ mắc bệnh dài ngày được tính hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH trong thời gian như sau:
Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, mỗi trường hợp cộng thêm 10 ngày.
Sau khi hết thời gian nghỉ nói trên mà người mắc bệnh dài ngày vẫn cần tiếp tục điều trị thì vẫn được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn.

6.4 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung.
  +Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.
-Bổ sung trường hợp người chồng được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
  +Trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 của Luật này mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.

6.5 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Chế độ thai sản quy định cụ thể hơn điều kiện hưởng cho lao động nữ điều trị vô sinh.
  +Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
-Quy định chi tiết hơn thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ mang thai đôi trở lên.
  +Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số thai bao gồm cả con sống, con chết và thai chết.

6.6 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Mở rộng điều kiện hưởng trợ cấp 01 lần sau khi sinh con cho trường hợp mang thai hộ.
  +Trường hợp người mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được trợ cấp một lần.
-Mở rộng điều kiện hưởng trợ cấp 01 lần sau khi sinh con cho trường hợp mang thai hộ.
  +Trường hợp người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được trợ cấp một lần.

6.7 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Mở rộng điều kiện hưởng trợ cấp 01 lần sau khi sinh con cho trường hợp mang thai hộ.
  +Trường hợp người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người chồng của người mang thai hộ đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm người mang thai hộ sinh con được trợ cấp một lần.
-Bổ sung chế độ thai sản và tai nạn lao động cho người tham gia BHXH tự nguyện
  +Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản, mức trợ cấp là 2 triệu đồng cho mỗi con được sinh ra và mỗi thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ; được hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  +Lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.

6.8 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Quy định về BHXH 01 lần
a/  Đối với NLĐ tham gia BHXH từ ngày 30/6/2025 trở về trước vẫn được nhận BHXH một lần nếu đủ các điều kiện:
  + Sau 12 tháng không tiếp tục đóng BHXH,
  + Không tham gia BHXH tự nguyện, có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.
b/ Đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025 chỉ được rút BHXH một lần trong một số trường hợp đặc biệt như:
  + Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH;
  + Ra nước ngoài để định cư;
  + Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS; người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
  + NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

6.9 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Lựa chọn nhận lương hưu hoặc BHXH 01 lần
+ Trường hợp ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
+ Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
+ NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn;
– vừa đủ điều kiện hưởng lương hưu vừa đủ điều kiện hưởng BHXH một lần thì NLĐ được lựa chọn hưởng lương hưu hằng tháng hoặc hưởng BHXH một lần.

6.10 Mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHXH

-Quy định về giải quyết hưởng chế độ BHXH bắt buộc và tự nguyện chậm so với thời hạn quy định
  +Trường hợp nộp hồ sơ quá thời hạn quy định thì phải giải trình bằng văn bản và gửi cho cơ quan BHXH khi nộp hồ sơ.
  +Trường hợp nộp hồ sơ quá thời hạn quy định hoặc giải quyết hưởng chế độ BHXH bắt buộc, tự nguyện chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thụ hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người thụ hưởng chế độ BHXH.

7. Điều chỉnh, bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm.

– Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
– Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi phạm pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
– Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ BHXH dưới mọi hình thức.
– Hành vi khác theo quy định của luật.

8.Quy định tách biệt, rõ hơn quyền, trách nhiệm của người tham gia và quyền, trách nhiệm của người thụ hưởng chế độ BHXH.

8.1 Quy định tách biệt, hơn quyền, trách nhiệm của người tham gia quyền, trách nhiệm của người thụ hưởng chế độ BHXH.

-Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau:
Một , nhận các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời, thuận tiện;
Hai , hưởng BHYT trong trường hợp:
    + Đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng;
    + Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
    + Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
    + Đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật này

8.2 Quy định tách biệt, hơn quyền, trách nhiệm của người tham gia quyền, trách nhiệm của người thụ hưởng chế độ BHXH.

. Quyền của người thụ hưởng (tt):
Ba , Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng LĐ giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng LĐ mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ BHXH theo quy định của Luật này;
Bốn , Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện BHXH. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và chế độ khác theo quy định của Luật này thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực;

8.3 Quy định tách biệt, hơn quyền, trách nhiệm của người tham gia quyền, trách nhiệm của người thụ hưởng chế độ BHXH.

– Quyền của người thụ hưởng (tt):
Năm , Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam;
Sáu , Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
Bảy , Từ chối hưởng chế độ BHXH.

8.4 Quy định tách biệt, hơn quyền, trách nhiệm của người tham gia quyền, trách nhiệm của người thụ hưởng chế độ BHXH.

-Trách nhiệm của người thụ hưởng:
Một , Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ BHXH theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Hai , Hoàn trả tiền hưởng chế độ BHXH khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;
Ba , Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ BHXH.

9. Bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động

– Bồi thường cho NLĐ theo quy định của pháp luật nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật này mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.
– Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan BHXH thực hiện thu hồi số tiền BHXH hưởng không đúng quy định của người lao động khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

10.Quy định chi tiết về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH

10.1 Quy định chi tiết về khiếu nại, tố cáo xử vi phạm về BHXH

-Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan BHXH và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan BHXH; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về BHXH.
-Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về người ra quyết định hoặc cơ quan BHXH nơi người có hành vi về BHXH hoặc Tòa án giải quyết, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thuộc về thủ trưởng cơ quan BHXH cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện ra Tòa án.
– Tố cáo, giải quyết tố cáo về BHXH: Việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ về BHXH và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

10.2 Quy định chi tiết về khiếu nại, tố cáo xử vi phạm về BHXH

 – Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc chấp hành quy định của pháp luật về BHXH.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định của pháp luật về BHXH trước năm 1995.

11. Thủ tục hành chính về BHXH

– Đơn giản hóa thủ tục hành chính về BHXH, giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và về đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH.

12. Hợp tác Quốc tế

-Quy định về hợp tác quốc tế và quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

13. Đầu tư và quản lý quỹ BHXH

-Quy định cụ thể hơn về đầu tư và quản lý quỹ BHXH; việc duyệt, thẩm định, phê chuẩn quyết toán chi tổ chức và hoạt động BHXH.

14. Quy định trách nhiệm UBND các cấp

 – Quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý nhà nước về BHXH,
– Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và chậm đóng BHXH bắt buộc, trốn đóng BHXH bắt buộc trong phạm vi địa phương;
– Gắn việc xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN

Doanh nghiệp, NLĐ nào cần hướng dẫn chi tiết về Lao động, BHXH, thuế TNCN, ATVSLĐ vào nhóm zalo

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630