• 10 Điểm mới của luật căn cước ( số 26/2023/, có hiệu lực từ 01/07/2024)

01 Chính thức đổi tên căn cước công dân thành căn cước ( Điều 3 )

Vì sao đổi tên Luật căn cước công dân thành căn cước ?

+ Sử dụng tên ” Luật căn cước ” sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách, phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng và nội dung Luật. Đồng thời thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lí căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân.

+ Việc lược bỏ cụm từ ” công dân ” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Quy định tên Luật là Luật căn cước công dân cũng dân đến cách hiểu chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở nước , không đảm bảo được yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định Luật.

 

02 Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân đã được cấp ( Điều 46 )

+ Thẻ căn cước công dân đã được cấp có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ

+ Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024

+ Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì đề nghị người dân đến cơ quan Công an để cấp sang thẻ căn cước để sử dụng từ ngày 01/01/2025

+ Công dân sử dụng thẻ căn cước công dân còn thời hạn được in trên thẻ thì tiếp tục sử dụng và có thẻ đổi sang cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu

 

03 Chứng minh nhân dân hết giá trị sử dụng từ 01/01/2025 ( Điều 46 )

+ Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì sử dụng đến hết ngày  31/12/2024

 

04 Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước ( Điều 18 )

+ Thẻ căn cước mới đã bỏ thông tin quê quán, nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng thay vào bằng thông tin nới đăng kí khai sinh và nơi cư trú

 

05 Mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước ( Điều 18 và Điều 19 )

+ Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu

+ Công dân Việt Nam có nơi cư trú bao gồm: nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi ở hiện tại được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (thẻ căn cước mới thay thông tin nơi thường trú bằng thông tin nơi cư trú)

 

06 Cấp thể căn cước cho người dưới 06 tuổi ( Điều 23 )

– Công dân dưới 14 tuổi không bắt buộc phải cấp căn cước ( Điều 19 Luật Căn Cước )

+ Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước đối với những đối tượng mới được quy định như thế nào đối với công dân  dưới 14 tuổi (Theo khoản 2 Điều 23 Luật căn cước)

+ Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm B khoản 1 Điều 23 Luật căn cước

+ Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 6 tuổi đến 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người

 

07 Bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch ( Điều 3 và Điều 30 )

+ Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứng đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam 06 tháng trở lên

+ Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam

 

08 Bồ sung quy định cấp căn cước điện tử  ( Điều 31 và Điều 33 )

+ CCCD điện tử là CCCD Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập

Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử

+ Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác ( Theo điều 33 Luật căn cước )

+ Việc sử dụng căn cước điện tử thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước ( Theo điều 28 nghị định định danh và xác thực điện tử )

 

09 Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học ( Điều 16 và Điều 23 )

+ Thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công từ đủ 6 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước

+ Thông tin sinh trắc học về ADN hay giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp khi thực hiện thủ tục cấp căn

 

10 Bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước ( Điều 22 )

-Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước bao gồm:

+ Thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội

+ Giấy phép lái xe

+ Giấy khai sinh

+ Giấy chứng nhận kết hôn

+ Các loại giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định

– Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin căn cước , được mã hóa theo đề nghị của công an và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên nghành, được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật căn cước

– Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

 

Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước 

– Cơ quan quản lý căn cước của công an huyện, quận , thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thược thành phố trực thuộc  trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước  của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú

– Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định

– Trong trường hợp cần thiệt, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.

 

Nội dung thẻ hiện trên thẻ căn cước 

  • Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Dòng chữ ” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc “
  • Dòng chữ ” CĂN CƯỚC “
  • Ảnh khuôn mặt
  • Số định danh cá nhân
  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Giới tính
  • Nơi đăng kí khai sinh
  • Quốc tịch
  • Nơi cư trú.
  • Nơi cấp: Bộ Công an
  • Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng

 

Một số điểm mới trong công tác cấp thẻ căn cước theo quy định của luật căn cước

– Việc thay đổi mẫu thẻ căn cước không tác đọng đến những người đã được cấp thẻ chứng minh nhân dân; những thẻ căn cước công dân đã được cấp vẫn sẽ có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ

– Bảo đảm tính riêng tư thông tin sinh trắc học về vân tay được lưu trữ bảo mật trong chíp điện tử

– Tạo điều kiện cho người góc Việt Nam được cấp giấy chứng nhận căn cước nhằm đảm bảo quyền công dân

– Việc cấp lại thẻ căn cước được thực hiện trực tuyến qua Cổng dịch vụ công đem lại thuận lợi tối đa cho công dân

– Việc cấp đổi thẻ căn cước công dân khi có thay đổi thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo nhu cầu của công dân ( không bắt buộc ) công dân có thể lựa chọn việc tích hợp thông tin vào căn cước công dân điện tử ( đây là tiện ích miễn phí trên ứng dụng VNeID ) để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kin h tế, thương mại khác mà không phải cấp đổi thẻ căn cước công dân

 

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630