Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Doanh Nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (đối với doanh nghiệp tư nhân thì không phải làm thủ tục này), cụ thể như sau:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

Lưu ý khi doanh nghiệp nhận góp vốn từ tổ chức, cá nhân khác:

– Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

– Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

– Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

(Căn cứ khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 35 Luật Doanh Nghiệp 2020)

Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

1. Định giá tài sản góp vốn

Căn cứ Điều 36 Luật Doanh Nghiệp 2020, việc định giá tài sản góp vốn được quy định như sau:

(i) Tài sản góp vốn phải được định giá khi góp vốn vào doanh nghiệp

Người góp vốn là cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng tài sản là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Do đó, tài sản góp vốn cần được định giá là những tài sản không phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng.

(ii) Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn được quy định cụ thể theo bảng sau:

  Định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp Định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động
Thẩm quyền định giá – Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận;

– Hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

– Do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá;

– Hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì: Giá trị tài sản góp vốn sau khi định giá phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Giá trị tài sản góp vốn sau khi định giá phải được người góp vốn và Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì: – Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;

– Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

– Người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;

– Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Kết quả thẩm định phải được thể hiện qua Đồng Việt Nam.

2. Khai lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản góp vốn

Doanh nghiệp có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ các trường hợp thuộc diện miễn lệ phí trước bạ).

2.1. Quyền sở hữu, tài sản góp vốn trong doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ

Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm:

(i) Nhà, đất.

(ii) Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.

(iii) Tàu theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải (sau đây gọi là tàu thủy), kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; trừ ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động.

(iv) Thuyền, kể cả du thuyền.

(v) Tàu bay.

(vi) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).

(vii) Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

(viii) Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sản (iii), (iv), (v), (vi) và (vii) nêu trên được thay thế và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, đối với tài sản của tổ chức, cá nhân góp vốn đã nộp lệ phí trước bạ (trừ trường hợp được miễn nộp lệ phí trước bạ), tổ chức, cá nhân đem tài sản này góp vốn vào doanh nghiệp và doanh nghiệp thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì được miễn nộp tiền lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên, khi đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn (thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ) vẫn phải thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ.

2.2. Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với doanh nghiệp

Khi khai lệ phí trước bạ, doanh nghiệp nộp các hồ sơ sau:

Đối với tài sản góp vốn là nhà, đất Đối với tài sản góp vốn là tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển nếu thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam Đối với tài sản góp vốn là các loại tài sản khác (như ô tô, xe gắn máy, …) trừ tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển thiếu hồ sơ gốc hoặc đóng mới tại Việt Nam
(i) Tờ khai lệ phí trước bạTờ khai lệ phí trước bạ(áp dụng đối với nhà, đất) theo mẫu số 01/LPTB ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

(ii) Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có), trừ trường hợp nộp bản chính theo quy định của Bộ Tài chính.

(iii) Bản sao giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(iv) Bản sao giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao tài sản ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản.

(v) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

(i) Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển và tài sản khác trừ nhà, đất) theo mẫu số 02/LPTB ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

(ii) Bản sao Phiếu báo hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tàu thủy, thuyền thuộc đối tượng được đăng ký sở hữu.

(iii) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

(i) Tờ khai lệ phí trước bạ (áp dụng đối với tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền vận tải thủy nội địa, tàu biển và tài sản khác trừ nhà, đất) theo mẫu số 02/LPTB ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

(ii) Bản sao hợp lệ các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp.

(iii) Bản sao giấy đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ cũ hoặc Bản sao Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe của cơ quan Công an xác nhận (đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Việt Nam từ lần thứ 2 trở đi).

(iv) Bản sao giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp (đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự).

(v) Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

(vi) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Yêu cầu đối với hồ sơ: Bản sao các giấy tờ trong hồ sơ khai lệ phí trước bạ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp bản sao bằng hình thức trực tiếp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp cơ quan thuế đã kết nối liên thông điện tử với cơ quan có liên quan thì hồ sơ khai lệ phí trước bạ là Tờ khai lệ phí trước bạ.

2.3. Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ

Nơi nộp hồ sơ:

– Đối với tài sản góp vốn là nhà, đất: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông nơi có bất động sản.

– Đối với tài sản khác: Cơ quan thuế nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc địa điểm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

(Căn cứ điểm k khoản 6 và điểm đ1 khoản 7 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

Thời hạn nộp hồ sơ:

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời hạn nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bao gồm cả trường hợp thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế).

3. Thực hiện chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn cho doanh nghiệp

3.1. Đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

Khi cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; thì cá nhân, tổ chức góp vốn phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức góp vốn phải cùng nhau thỏa thuận để lập và công chứng Hợp đồng góp vốn của đôi bên tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất, tài sản gắn liền với đất dùng để góp vốn.

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014 /TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT), sau đó, cá nhân, tổ chức góp vốn liên hệ với Văn phòng Đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho mình, để nộp hồ sơ đăng ký biến động, bao gồm các giấy tờ sau:

(i) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021, năm 2023).

(ii) Hợp đồng, văn bản về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

(iii) Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp;

(iv) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp trở lên nhận góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư.

(v) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

– Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;

– Bị thu hồi đất theo quy định Luật Đất đai 2019;

– Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;

– Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;

– Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

(Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

3.2. Đối với tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Khi doanh nghiệp nhận góp vốn bằng tài sản là phương tiện cơ giới đường bộ thì phải thực hiện các thủ tục sau đây:

– Lập hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá (xem chi tiết tại Mục 1 và Mục 4);

– Khai lệ phí trước bạ (xem chi tiết tại Mục 2);

– Đăng ký sang tên xe cho doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký xe (Trong đó, cơ quan đăng ký xe được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA).

Thủ tục sang tên xe cho doanh nghiệp được thực hiện như sau:

3.2.1. Thực hiện thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe

Trách nhiệm của chủ xe và doanh nghiệp nhận góp vốn: 

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, khi chuyển quyền sở hữu xe (do góp vốn), chủ xe (thành viên góp vốn) phải làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại cơ quan đăng ký xe đang quản lý hồ sơ xe đó như sau:

– Chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (không giao cho doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu xe) và nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe này cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi.

Trường hợp chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá thì chủ xe nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi. Trường hợp quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì trước khi giải quyết cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định.

Trường hợp chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó.

– Sau khi chủ xe làm thủ tục thu hồi, doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định.

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA, hồ sơ thu hồi bao gồm:

(i) Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe (Mẫu ĐKX13 ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA).

(ii) Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA.

(iii) 02 bản chà số máy, số khung xe.

(iv) Chứng nhận đăng ký xe.

(v) Biển số xe.

Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe hoặc mất biển số xe thì phải ghi rõ lý do trong giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe.

(vi) Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA.

Trình tự thu hồi: 

Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho doanh nghiệp; chủ xe là cá nhân, tổ chức góp vốn phải làm thủ tục thu hồi như sau:

– Bước 1: Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; nộp hồ sơ thu hồi và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định.

– Bước 2: Sau khi kiểm tra hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định (có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe): 01 bản trả cho chủ xe (thành viên thực hiện góp vốn); 01 bản lưu hồ sơ xe; trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện xác minh theo quy định.

(Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA)

Thời hạn giải quyết: 

– Trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên cổng dịch vụ công: Sau khi người làm thủ tục kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; cơ quan đăng ký xe kiểm tra hồ sơ bảo đảm hợp lệ thì trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ từ cổng dịch vụ công.

– Trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần: không quá 02 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

(Căn cứ khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2023/TT-BCA)

3.2.2. Thủ tục đăng ký sang tên xe cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe sau khi chủ xe làm thủ tục thu hồi, cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA, hồ sơ đăng ký sang tên bao gồm:

(i) Giấy khai đăng ký xe (Mẫu ĐKX12 ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA).

(ii) Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA.

(iii) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2023/TT-BCA.

(iv) Thông báo nộp lệ phí trước bạ của cơ quan quản lý thuế, trong đó có thông tin miễn lệ phí trước bạ.

(v) Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Trình tự đăng ký sang tên:

Căn cư khoản 2 Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA, trình tự đăng ký sang tên được quy định như sau:

– Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện:

+ Kê khai giấy khai đăng ký xe:

Doanh nghiệp đăng nhập cổng dịch vụ công và có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xe, ký số hoặc ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu. Sau khi kê khai thành công, doanh nghiệp nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo qua tin nhắn điện thoại hoặc qua địa chỉ thư điện tử để làm thủ tục đăng ký xe.

Trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.

+ Đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ đăng ký sang tên cho cơ quan đăng ký xe.

– Bước 2: Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số theo quy định.

+ Doanh nghiệp nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (Cấp biển số mới đối với trường hợp doanh nghiệp chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác); trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích.

+ Doanh nghiệp nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (Cấp lại theo số biển số định danh đối với trường hợp biển số định danh đó đã được thu hồi) tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích.

Trường hợp biển số cũ là biển 3 hoặc 4 số thì cấp đổi sang biển số định danh theo quy định.

3.3. Đối với tài sản góp vốn là tàu biển

Khi doanh nghiệp nhận góp vốn bằng tài sản là tàu biển, người góp vốn và doanh nghiệp phải lập Hợp đồng góp vốn, định giá tài sản góp vốn hoặc thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và phải thể hiện bằng chứng từ góp vốn (Xem chi tiết tại Mục 1 và Mục 4). Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Đồng thời, cá nhân, tổ chức góp vốn (chủ tàu) phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển chậm nhất 30 ngày kể từ ngày góp vốn.

Thành phần hồ sơ đăng ký bao gồm:

(i) Tờ khai đề nghị đăng ký nội dung thay đổi (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP);

(ii) Hợp đồng góp vốn;

(iii) Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đã cấp hoặc bản chính giấy chứng nhận xoá đăng ký trong trường hợp chuyển cơ quan đăng ký (chỉ được phép nộp bản sao trong trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp);

(iv) Văn bản đồng ý của người nhận thế chấp tàu biển (nếu tàu biển đang được thế chấp);

(v) Đối với người góp vốn là tổ chức, nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức thì phải xuất trình Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục hợp lệ.

Nơi nộp hồ sơ: Cá nhân, tổ chức góp vốn gửi 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây hoặc cơ quan đăng ký tàu biển mới trong trường thay đổi cơ quan đăng ký.

(Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

Phương thức nộp hồ sơ:

– Nộp trực tiếp;

– Nộp qua đường bưu chính;

– Hoặc các hình thức phù hợp khác.

(Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

Lệ phí đăng ký tàu biển và các chi phí liên quan:

Căn cứ Biểu mức thu phí lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải ban hành kèm theo Thông tư 189/2016/TT-BTC, chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Cụ thể, lệ phí đăng ký tàu biển khi thay đổi tên chủ tàu biển được quy định như sau:

– Tàu có tổng dung tích dưới 500 GT: 150 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 15.000 đồng).

– Tàu có tổng dung tích từ 500 đến dưới 1.600 GT: 125 đồng/GT-lần.

– Tàu có tổng dung tích từ 1.600 đến dưới 3.000 GT: 100 đồng/GT-lần.

– Tàu có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên: 75 đồng/GT-lần.

Thời hạn giải quyết: chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển mới và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nộp hồ sơ sẽ được cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ngay; hoặc trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

(Căn cứ khoản 4 Điều 15 Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

4. Chứng từ đối với tài sản góp vốn

Khi cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp thì việc góp vốn này phải được thể hiện bằng chứng từ góp vốn. Hiện, chứng từ góp vốn được chia thành 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nếu bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty cổ phần

Căn cứ khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC, trong trường hợp này, chứng từ đối với tài sản góp vốn là:

– Biên bản chứng nhận góp vốn.

– Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; công ty nhận góp vốn được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn.

Trường hợp 2: Nếu bên có tài sản góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh

Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, trong trường hợp này, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có các giấy tờ sau đây:

– Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết.

– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Trường hợp này, tổ chức, cá nhân góp vốn sẽ không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630