Tham vấn bởi luật sư Nguyễn Thụy Hân

Chuyên viên pháp lý Kiều Diễm

1. Những lưu ý khi nộp và công khai báo cáo tài chính 2024 để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần lưu ý các hành vi sau khi nộp và công khai báo cáo tài chính 2024:

STT Hành vi vi phạm Mức xử phạt Biện pháp khắc phục hậu quả
1 Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.  

 

Phạt 05 – 10 triệu đồng

2 Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
3 Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.  

 

 

 

 

 

Phạt 10 – 20 triệu đồng

4 Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính. Nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.
5 Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
6 Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính. Nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính.
7 Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
8 Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật.  

Phạt 20 – 30 triệu đồng

9 Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
10 Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  

Phạt 40 – 50 triệu đồng

11 Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ bằng ½ mức phạt nêu trên.

(Khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Giải thích nội dung và hướng dẫn ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Danh mục mẫu sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Các hình thức và hướng dẫn trình tự ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

 

Những lưu ý khi nộp và công khai báo cáo tài chính 2024 để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính (Ảnh minh họa –  Nguồn Internet)

2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:

2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

(i) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

– Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.

Lưu ý: Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

(ii) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

– Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.

Lưu ý: Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

2.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

– Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

Lưu ý: Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630