Các trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Hoàn thuế, khấu trừ thuế

1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:

a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;

b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;

d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.

Như vậy, người nộp thuế sẽ được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau, bao gồm:

– Hàng hóa thực tế xuất khẩu là hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;

– Hàng hóa thực tế xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

– Có số thuế nộp thừa khi quyết toán thuế trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động;

– Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền và thuộc trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt là khi nào?

Căn cứ khoản 12 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định về thời điểm xã định thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau:

– Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định vào thời điểm phát sinh doanh thu mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Đối với hàng hóa thì đây là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua. Đối với dịch vụ thì thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

Đối với hàng hóa nhập khẩu thì thời điểm xác định thuế tiêu thụ đặc biệt là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Mẫu tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất năm 2024?

Người nộp thuế phải chuẩn bị số liệu, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định bằng cách nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, gửi qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt phải được lập thành 01 bộ bao gồm Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, Bảng xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) và Bảng phân bổ thuế tiêu thụ đặc biệt theo địa bàn tỉnh, thành phố từ hoạt động kinh doanh sổ xố (nếu có).

Trong đó, tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được khai và nộp theo Mẫu 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Nguồn Thư Viện Pháp Luật

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630