Con dấu doanh nghiệp là gì?

Hiện nay không có quy định giải thích cụ thể Con dấu doanh nghiệp là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức con dấu là dấu tròn hoặc dấu khác. Con dấu có thể có hình dạng, kích thước, nội dung khác nhau tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Con dấu doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số thay cho con dấu được hay không?

Con dấu doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số thay cho con dấu được hay không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số thay cho con dấu được hay không?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:

Giá trị pháp lý của chữ ký số

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Theo đó, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức mà được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số thì yêu cầu đó vẫn được xem là đáp ứng.

Như vậy, chữ ký số có thể thay thế cho con dấu và chữ ký sống trong giao dịch hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch có thể sử dụng chữ ký số để thay thế cho việc ký tay và đóng dấu trên các loại văn bản, tài liệu, hợp đồng, thỏa thuận.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chữ ký số chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia giao dịch cần sử dụng chữ ký số do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.

Con dấu doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:

Dấu của doanh nghiệp

1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Theo đó, con dấu doanh nghiệp được quy định như sau:

– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:

Kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu

2. Thẩm quyền kiểm tra

a) Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu;

b) Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu.

Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu cụ thể:

– Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu;

– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu.

Lưu ý: Nghị định 99/2016/NĐ-CP áp dụng đối với con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630