Năm 2024, có bắt buộc sử dụng VssID khi đóng bảo hiểm xã hội không?
Tại Công văn 3717/BHXH-CNTT 2020 có nêu cụ thể như sau:
VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc người dân phải sử dụng ứng dụng VssID. Tuy nhiên, với những tiện ích và lợi ích thiết thực mà nó mang lại, việc sử dụng VssID là vô cùng cần thiết cho người tham gia BHXH, BHYT.
Hướng dẫn cách đăng ký VssID trên máy tính đơn giản, mới nhất 2024?
Để đăng ký VssID trên máy tính, thực hiện các bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam tại đường link: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Bấm Đăng ký.
Bước 3: Chọn “Cá nhân” >> Bấm Tiếp.
Bước 4: Cập nhật đầy đủ thông tin mà tờ khai yêu cầu.
– Cập nhật thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, Mã số bảo hiểm xã hội, Số CCCD/CMND/Hộ chiếu, Địa chỉ liên hệ, Địa chỉ thư điện tử (email), Điện thoại di động.
– Cập nhật ảnh cá nhân, ảnh CMND/CCCD mặt trước và mặt sau.
– Chọn cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
– Nhập chính xác mã kiểm tra.
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin đã kê khai >> Bấm ghi nhận.
Sau khi nộp hồ sơ thành công, người dùng sẽ nhận được tin nhắn từ tổng đài của BHXH Việt Nam thông báo về việc đã nhận hồ sơ của bạn.
Hệ thống cũng sẽ tự động chuyển đến file pdf chứa nội dung tờ khai VssID mà người dùng vừa mới điền để tải về lưu hoặc in.
Bước 6: Đến cơ quan BHXH gần nhất để hoàn tất thủ tục và nhận mật khẩu.
Khi đi mang theo giấy tờ tùy thân là CCCD/CMND/Hộ chiếu để cơ quan BHXH đối chiếu thông tin.
Lưu ý: Hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo!
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Cung cấp danh sách các quyết định BHTN (hưởng mới, tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, hủy hưởng, bảo lưu thời gian đóng BHTN; hỗ trợ học nghề, chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp) theo quy định; danh sách các đối tượng không đến khai báo việc làm hằng tháng, đối tượng đăng ký học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm, đối tượng đến đăng ký bảo lưu BHTN, không nhận quyết định, bằng phương tiện điện tử cho cơ quan BHXH qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
2. Nhận các thông báo: Thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử của cơ quan BHXH (mẫu số 02/TB-GDĐT); Thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả (mẫu số 03/TB-GDĐT); Thông báo về việc người lao động không đến hưởng trợ cấp thất nghiệp; các trường hợp hưởng BHTN không đúng quy định do cơ quan BHXH chuyển đến; tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu, thực hiện điều chỉnh hưởng (nếu có) đối với các trường hợp hưởng không đúng và chuyển danh sách điện tử các quyết định điều chỉnh hưởng BHTN đến cơ quan BHXH tỉnh.
Như vậy, Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ như sau:
– Cung cấp danh sách các quyết định BHTN (hưởng mới, tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, hủy hưởng, bảo lưu thời gian đóng BHTN;
+ Hỗ trợ học nghề, chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp) theo quy định;
+ Danh sách các đối tượng không đến khai báo việc làm hằng tháng, đối tượng đăng ký học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm, đối tượng đến đăng ký bảo lưu BHTN, không nhận quyết định, bằng phương tiện điện tử cho cơ quan BHXH qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
– Nhận các thông báo: Thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử của cơ quan BHXH;
+ Thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả;
+ Thông báo về việc người lao động không đến hưởng trợ cấp thất nghiệp; các trường hợp hưởng BHTN không đúng quy định do cơ quan BHXH chuyển đến;
+ Tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu, thực hiện điều chỉnh hưởng (nếu có) đối với các trường hợp hưởng không đúng và chuyển danh sách điện tử các quyết định điều chỉnh hưởng BHTN đến cơ quan BHXH tỉnh.