(NLĐO) – Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định việc tham gia BHXH bắt buộc đối với đối tượng khác có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, gồm 11 chương, 141 điều, tăng 1 chương và 5 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình; tăng 2 chương và 16 điều so với Luật BHXH hiện hành. Trong đó, có 9 nhóm điểm mới gồm:

Thứ nhất: Quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi. Cụ thể, người được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên hoặc từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo BHXH hằng tháng (trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ).

Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ. Đồng thời, người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được ngân sách nhà nước đóng BHYT; khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng.

Những điểm mới trong Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực từ 1-7-2025- Ảnh 1.

Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Thứ hai: Thể hiện liên kết tầng trong hệ thống BHXH bằng việc quy định chế độ trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm để hưởng lương hưu và cũng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu không hưởng BHXH một lần, không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.

Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội. Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng BHXH của người lao động. Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, người lao động được ngân sách nhà nước đóng BHYT; khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa nhận và được hưởng một lần trợ cấp mai táng nếu đủ điều kiện.

Thứ ba: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm: chủ hộ kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp; thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất; trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên…

Bên cạnh đó, nhằm từng bước hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết, Luật quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia BHXH bắt buộc đối với đối tượng khác mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội từng thời kỳ.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630