Quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến chấm dứt hiệu lực mã số thuế như các trường hợp chấm dứt hiệu lực, hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực… như sau:

Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:

Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh

Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

Đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

– Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

– Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

– Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:

– Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;

– Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp được khôi phục mã số thuế;

– Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;

– Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;

– Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Các giấy tờ khác có liên quan.

Lưu ý:

  • Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
  • Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định của pháp luật về chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ Luật Tân Thịnh Phát để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630