Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là gì ?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là tư cách pháp lý của doanh nghiệp khi tham gia vào một mối quan hệ pháp luật nhất định.

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp được thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào các mối quan hệ pháp luật.

Có các tình trạng pháp lý nào của doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định tình trạng pháp lý của doanh nghiệp:

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Theo đó, có 07 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

[1] Tạm ngừng kinh doanh

Tình trạng tạm ngừng kinh doanh là tình trạng của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được tiến hành hoạt động kinh doanh và phải thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp.

[2] Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký

Tình trạng không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký của doanh nghiệp là tình trạng mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký.

[3] Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế

Tình trạng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế là tình trạng của doanh nghiệp khi bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

[4] Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập

Tình trạng đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập là tình trạng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể

[5] Đang làm thủ tục phá sản

Tình trạng đang làm thủ tục phá sản là tình trạng của doanh nghiệp khi đã hoàn thành thủ tục giải thể và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý là đang làm thủ tục phá sản.

[6] Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại

Tình trạng đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại là tình trạng của doanh nghiệp khi đã hoàn thành thủ tục giải thể và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý là đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại

[7] Đang hoạt động

Tình trạng đang hoạt động của doanh nghiệp là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chưa bị chấm dứt hoạt động.

Ai có thẩm quyền khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Phòng Đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về việc quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và việc khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

đăng ký tư vấn luật

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới đây hoặc liên hệ hotline 0908222630 | Hoàng Yến: 0909.222.630